Điện thoại, nhất là các dòng smartphone giờ đây là thiết bị không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu một chiếc điện thoại đời mới. Do vậy, điện thoại cũ là lựa chọn của nhiều người khi quyết định mua điện thoại hiện nay. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm mua điện thoại cũ, bài viết sau đây của didong.com.vn sẽ có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn và mua được chiếc điện thoại cũ tốt nhất cho mình.

Một số dòng điện thoại trên thị trường hiện nay

Hàng Like New

Điện thoại hàng Like New được hiểu là những sản phẩm như mới, ngoại hình đẹp và chưa qua thay thế hay sửa chữa bất kỳ linh kiện bên trong nào. Điện thoại Like New được chia thành nhiều loại và có giá bán khác nhau tùy thuộc vào tình trạng ngoại hình của máy.

Hàng Like New 99%: Là những chiếc điện thoại chỉ mới vừa sử dụng từ 2 - 3 lần, ngoại hình nguyên vẹn, chưa qua sửa chữa, thời hạn bảo hành còn nhiều.

Hàng Like New 97 - 98%: Máy đã qua sử dụng 1 - 3 tháng. Ngoại hình có vài vết xước nhỏ không đáng kể, linh kiện bên trong còn nguyên, chưa qua sửa chữa hay thay thế.

Hàng Like New dưới 95%: Máy đã dùng lâu hơn 1 năm, ngoại hình bị trầy xước và xuống cấp nặng.

Ưu điểm lớn nhất của những mặt hàng điện thoại Like New nếu bạn mua ở những cửa hàng uy tín, chính là chúng vẫn đảm bảo độ nguyên zin, máy chưa bị bung để sửa chữa, ngoại hình đẹp như mới và đặc biệt là có giá bán rẻ.

Điện thoại hàng like new có chất lượng như máy mới, giá thành rẻ

Hàng dựng

Điện thoại hàng dựng là những máy có ngoại hình đẹp như mới bởi đã được thay thế hầu hết các bộ phận. Một số loại điện thoại hàng dựng vẫn giữ nguyên các linh kiện như: camera, main, màn hình... chỉ thay thế một số phần không quan trọng như vỏ hay loa.

(Xem thêm: thuê xe limousine tphcm)

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp điện thoại hàng dựng gần như chỉ còn giữ lại phần main máy, hầu hết các bộ phận khác đều đã bị thay thế. Khi mua phải loại hàng này, điện thoại sẽ rất nhanh xuống cấp do các bộ phận thay thế có chất lượng kém.

Bạn nên tránh chọn mua điện thoại hàng dựng, bởi rất khó kiểm tra cũng như không thể đảm bảo được chất lượng của máy, dù cho giá thành của chúng rất rẻ.

Hàng đổi trả

Điện thoại hàng trả bảo hành, là những chiếc máy người dùng mua về sử dụng nhưng cảm thấy không hợp ý hoặc vì lý do nào đó mà trả hoặc bán lại cho chính cửa hàng. Có hai trường hợp thường gặp như sau:

Điện thoại không gặp bất cứ vấn đề gì, người dùng mang trả lại toàn bộ sản phẩm như lúc mua bao gồm cả hộp và các phụ kiện đi kèm, khách hàng sẽ phải chịu mất một khoản phí để lấy lại tiền hoặc đổi sang máy khác.

Lúc này các cửa hàng, siêu thị điện máy sẽ làm mới toàn bộ sản phẩm, trong đó gồm cả các phụ kiện như: tai nghe, cáp sạc và khôi phục lại thời hạn bảo hành. Sau đó, máy sẽ được bán lại với giá rẻ hơn.

Điện thoại đổi trả được các cửa hàng bán lại với giá rẻ hơn so với máy mới

Trường hợp thứ hai, là sản phẩm bị lỗi phần cứng do nhà sản xuất. Khách hàng sẽ được đổi một máy khác cùng loại và không phải bù bất kỳ chi phí nào (tùy vào chính sách bán hàng ở mỗi nơi).

Những máy được thu hồi này sẽ được gửi đi bảo hành để sửa lỗi, sau đó được bán lại dưới hình thức máy đổi trả. Những máy loại này có thể sẽ không còn đủ nguyên bộ, hộp máy hoặc các phụ kiện đi kèm có thể bị lạc mất.

Thời hạn bảo hành đối với những sản phẩm lỗi này cũng sẽ ít hơn, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính vì những lý do đó, những loại điện thoại đổi trả này có giá bán rẻ hơn từ 20 - 40% so với mua mới.

Điện thoại đổi trả có thể không còn đủ phụ kiện đi kèm

Hàng "fake" (không chính hãng)

Điện thoại hàng fake hay hàng giả là những máy được làm nhái, ngoại hình giống hệt với những mẫu điện thoại của Apple, Samsung... Tuy nhiên, các chức năng bên trong sẽ khác biệt, chất lượng chắc chắn không thể bằng hàng chính hãng.

Bạn cần tuyệt đối không chọn mua những loại điện thoại fake. Dù chúng có ngoại hình đẹp mắt, giá bán cực rẻ nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn sẽ nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp, khiến bạn tốn không ít chi phí để sửa chữa.

Không nên chọn mua điện thoại fake

Hàng Refurbished

Điện thoại Refurbished, là những máy được dùng để trưng bày tại các hội chợ, triển lãm công nghệ ở nước ngoài. Sau đó, chúng được xuất khẩu và bán lại với mức giá rẻ hơn. Chúng được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng gói nên chất lượng vẫn đảm bảo tốt.

Một trường hợp khác nữa, là những chiếc điện không qua được quá trình kiểm định trước khi xuất xưởng, buộc phải mang về nơi sản xuất để sửa lỗi. Sau đó được bán ra thị trường với mác Refurbished, chúng cũng có giá rẻ hơn so với các loại máy khác.

Hàng pre-owned

Điện thoại hàng pre-owned là những máy mắc các lỗi nhỏ về phần cứng hoặc bị xước xát nhẹ, nên không vượt qua được khâu kiểm định và phải trả lại nơi sản xuất để khắc phục rồi mới được xuất xưởng.

Những chiếc điện thoại này vẫn có đầy đủ phụ kiện đi kèm và thời hạn bảo hành giống như các loại máy khác, tem mác của chúng sẽ có ký hiệu pre-owned để khách hàng dễ phân biệt. Giá bán của loại hàng này không chênh lệch với máy mới quá nhiều.

Kinh nghiệm chọn mua điện thoại cũ chuẩn nhất

Kiểm tra ốc vít

Đầu tiên người mua cần phải xem xét điện thoại cũ này còn "zin" hay không. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ và một trong những cách cơ bản nhất là kiểm tra độ sắc nét của ốc vít.

Đối với những điện thoại có thể mở vỏ máy ở mặt sau ra thì bạn nên xem coi những chiếc ốc vít ở mặt này có sắc nét và có vết xước nào không. Nếu máy đã bị bung chắc chắn ốc trông sẽ cũ, bị sờn hay thậm chí là khó thấy được các cạnh ốc.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem tem dán trên thân máy có bị đè lên tem khác hay không. Thông thường các nhà phân phối chỉ dán một tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy vì vậy những máy dán tem tất cả các ốc vít có thể chỉ là để ngụy trang.

Kiểm tra số Imei

IMEI là một trong những mã số quan trọng nhất của điện thoại, từ mã số này, bạn có thể biết được thiết bị của mình có nguồn gốc từ đâu và có đúng là hàng chính hãng hay không.

Cách kiểm tra IMEI khá đơn giản, bạn chỉ cần vào ứng dụng quay số của điện thoại, nhập vào mã *#06* và một dãy số sẽ xuất hiện.

Kiểm tra màn hình cảm ứng

Sau khi đã xác minh được hai yếu tố quan trọng của điện thoại là nguồn gốc và mức độ "zin", tiếp đến bạn cần phải kiểm tra màn hình của máy.

Cách kiểm tra màn hình cảm ứng khá đơn giản, bạn chỉ cần bật ứng dụng gọi điện, bấm tất cả các dãy số trên màn hình này và xem coi có vị trí nào bấm không ăn hay không.

Tiếp đến, bạn có thể xoay màn hình sang chế độ nằm ngang, vào ứng dụng viết tin nhắn, soạn một tin nhắn mới nhưng phải bấm hết mọi ký tự trên bàn phím ảo. Nếu cả hai thao tác này không có bất cứ vấn đề gì thì bạn có thể yên tâm với cảm ứng của màn hình.

Kiểm tra độ nhạy cảm ứng và độ sắc nét của màn hình điện thoại

Kiểm tra khả năng nghe gọi

Tiếp đến là khả năng nghe gọi, bạn có thể thử gọi điện trong một vài phút với SIM một trong ba nhà mạng lớn ở Việt Nam. Cách làm này vừa có thể kiểm tra được chất lượng bắt sóng của thiết bị và cả loa trong của máy.

Kiểm tra khả năng nghe gọi để đảm bảo mic thoại và loa trong vẫn hoạt động bình thường

Kiểm tra rung, kết nối

Bạn cũng có thể kiểm tra chế độ rung và loa ngoài khi nhận cuộc gọi và tin nhắn. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn.

Sau đó, bạn có thể nhờ người bán bật chức năng Wifi và Bluetooth lên để tiến hành kết nối khoảng 30 phút xem chất lượng của các kết nối này có ổn định hay không.

Kiểm tra khả năng kết nối wifi và bluetooth của điện thoại

Kiểm tra camera

Chắc hẳn khả năng chụp ảnh cũng là tiêu chí quan trọng khi bạn chọn mua điện thoại cũ. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng phần này bằng cách xem thử ống kính của camera có bị trầy xước quá nhiều không.

Sau đó, bạn bật camera của máy và kiểm tra khả năng lấy nét, tăng giảm độ sáng, HDR hay xóa phông... Chụp thử vài bức ảnh bằng cả camera trước và sau để xem ảnh có bị mờ hay không.

Chụp vài bức hình bằng cả hai camera trước sau để kiểm tra chất lượng

Sạc thử pin

Cuối cùng, bạn nên sạc thử pin trong khoảng 10 - 15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa. Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.

Kiểm tra tốc độ sạc pin và nhiệt độ của điện thoại

Kiểm tra các phụ kiện đi kèm

Bước tiếp theo, bạn tiến hành kiểm tra các món phụ kiện điện thoại đi kèm với điện thoại như: hộp đựng (nếu có), tai nghe, cáp sạc, que chọc sim... Bạn có thể gắn thử tai nghe để kiểm tra khả năng nghe nhac, nhận cuộc gọi. Cắm cáp sạc để xem máy có nhận sạc không.

Một số trường hợp các phụ kiện đi theo máy sẽ không còn đủ hoặc chỉ còn lại mỗi chiếc điện thoại. Bạn nên cân nhắc việc thiếu và phải thay thế các phụ kiện này có ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng sử dụng cũng như kinh phí của bạn không.

Kiểm tra các phụ kiện đi kèm khi mua điện thoại cũ

Kiểm tra chính sách bảo hành

Thời hạn bảo hành của điện thoại cũ thường có thời hạn khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn nên kiểm tra kỹ thời hạn bảo hành còn lại của máy, đảm bảo hơn cho bạn trong quá trình sử dụng.

(Xem thêm: Lắp mạng internet FPT)

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những chiếc điện thoại cũ có thời hạn bảo hành còn lại nhiều, mặc dù giá bán sẽ cao hơn một chút. Nhưng nếu chẳng may điện thoại bị hỏng trong thời gian bảo hành, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa.

Chính sách bảo hành sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí khi điện thoại hỏng

Chọn thời điểm mua thích hợp

Thông thường các nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm mới sau vài tuần giới thiệu. Khoảng thời gian vài tháng sau thời điểm chiếc điện thoại mới ra mắt sẽ là thời điểm tốt để bạn có thể mua được những model cũ hơn với giá tốt.

Một ví dụ, khi iPhone 15 bắt đầu được bày bán, thị trường mua bán iPhone 14 sẽ bắt đầu sôi động. Lúc này, bạn có thể tìm mua được iPhone 14 cũ với giá tốt, đồng thời cấu hình của máy vẫn ổn để bạn dùng trong vài năm tới.

Những chiếc smartphone ngày nay có vòng đời khá ngắn, do đó khi chọn mua điện thoại cũ bạn nên ưu tiên chọn những dòng tiệm cận nhất với thế hệ hiện tại, đảm bảo máy vẫn nhận được các bản cập nhật phần mềm từ nhà sản xuất.

Chọn thời điểm mua điện thoại cũ phù hợp, sẽ giúp bạn mua được máy tốt với giá cả phải chăng

Mua điện thoại cũ ở đâu?

Khi có nhu cầu cần mua điện thoại cũ, bạn cần lựa chọn những cửa hàng, siêu thị điện máy lớn, có uy tín để đảm bảo mua được những sản phẩm tốt nhất, có chất lượng xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng có chính sách bán hàng tốt, hỗ trợ khách hàng đổi trả sản phẩm hoặc bảo hành máy nếu chẳng may gặp vấn đề cũng sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn về sản phẩm. Đảm bảo quyền lợi tối đa khi mua hàng cho người dùng.

Nguồn: didong.com.vn